Công ty gia công ép nhựa theo yêu cầu

Tin Tức

Dệt may vào chặng đua “nước rút”

( 11-07-2015 - 11:41 PM ) - Lượt xem: 2075

Nhiều DN nhận định, thị trường cuối năm 2012 cũng đang có tín hiệu tích cực. Đó là khả năng đón đầu sự chuyển dịch đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu Nhật Bản từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Thách thức nhiều

Bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, năm 2013 ngành dệt may Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn từ thị trường xuất khẩu, đối thủ cạnh tranh, đơn hàng nhỏ. Trong đó, tại các thị trường chính như Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn là nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ 3, thị trường Nhật Bản, Việt Nam đứng thứ 4 và tiếp tục có mặt trong top 4 tại Hàn Quốc

Tuy nhiên, tại thị trường châu Âu, Việt Nam hiện đang rơi khỏi top 5, không chỉ đứng sau mà còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và mới nhất là Campuchia

Hiện nay, chi phí đầu vào của ngành dệt may Việt Nam tăng mạnh và ưu thế nhân công giá rẻ cũng không còn. Vì vậy, các đối tác đã chuyển đơn hàng đặt sản xuất sang Campuchia, Myanmar để được hưởng nhiều ưu đãi. Mặt khác, phần lớn xuất khẩu dệt may của Campuchia vào các thị trường đều được miễn thuế cũng khiến Việt Nam mất không ít lợi thế cạnh tranh.

 

Đến cuối tháng tháng 9/2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 12,6 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy mục tiêu 15 tỷ USD của ngành trong tầm tay. Thế nhưng, phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu này là từ DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong khi đó, DN trong nước hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, khoảng 60% nguyên phụ liệu phục vụ cho các hoạt động xuất khẩu. Nếu năm 2011, dệt may xuất khẩu đạt 15,8 tỷ USD, thì nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng lên tới 11,2 tỷ USD. Mặt khác, DN dệt may Việt Nam vẫn làm gia công đến 60% - 70%, nên giá trị gia tăng thấp. Cộng chi phí vốn của DN cao (dù DN dệt may xuất khẩu được ưu đãi vay vốn bằng USD với lãi suất từ 6% - 8%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất vay bằng tiền Việt Nam đồng) nhưng cũng không thể cạnh tranh được với DN các nước khi chi phí vốn của họ chỉ dưới 2%/năm..

 

Nỗ lực vượt khó

 

Trước những thách thức, DN dệt may đang tận dụng mọi cơ hội ở các thị trường xuất khẩu mới. Theo Vitas, hiện nay, hàng dệt may Việt Nam đã được các nhà nhập khẩu ở các thị trường mới như Pakistan, Angola, Canada, Panama, Hàn Quốc… chấp nhận với nhiều đơn hàng lớn. Riêng những thị trường truyền thống, kim ngạch xuất khẩu đầu quý IV/2012 đã phục hồi trở lại.

 

Tính đến cuối tháng 9 kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ đạt 5,6 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước; Nhật Bản đạt 1,45 tỷ USD, tăng 18,7% và Hàn Quốc đạt 748 triệu USD, tăng 18,5%. Riêng Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt được tốc độ tăng trưởng 20% trong tháng 9/2012 và được dự báo sẽ vượt châu Âu, trở thành thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam.

 

Bên cạnh đó, DN dệt may Việt Nam vẫn còn những ưu thế lớn khác về thị trường xuất khẩu đến năm 2013, mà theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nếu biết tận dụng thì vẫn có lợi thế đáng kể. Ông Herb Cochran - Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng, lợi thế của DN dệt may Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ là vẫn nằm trong nhóm cung cấp được lựa chọn.

 

Nhiều DN nhận định, thị trường cuối năm 2012 cũng đang có tín hiệu tích cực. Đó là khả năng đón đầu sự chuyển dịch đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu Nhật Bản từ Trung Quốc sang Việt Nam. Theo ông Bùi Thế Kích - Tổng giám đốc Tổng công ty May Đồng Nai (DN đang có hơn 50% kim ngạch xuất khẩu từ thị trường Nhật Bản), thị trường Nhật Bản vẫn có sức tiêu thụ tốt. DN Nhật Bản kinh doanh rất cẩn trọng, nên sẽ không có sự dịch chuyển đơn hàng rầm rộ, mà theo xu hướng chậm nhưng chắc. DN Việt Nam có thể kỳ vọng từ thị trường rất tiềm năng này.

 

Điều này có cơ sở vững chắc bởi đến cuối tháng 9/2012 Tổng công ty May Đồng Nai đã đạt kim ngạch xuất khẩu 36 triệu USD, trong đó thị trường Nhật Bản chiếm hơn 50%, đạt mức tăng trưởng bình quân 10% - 15%/năm. Những DN dệt may lớn khác như Công ty cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn (Garmex) dự kiến đạt doanh thu xuất khoảng 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận 55 tỷ đồng trong năm 2012. Ông Nguyễn Ân - Tổng giám đốc Garmex cho biết, để đạt được hiệu quả kinh doanh, DN đã chủ động tìm thêm nhiều khách hàng mới, bằng việc quyết định đầu tư, mở văn phòng tại Hoa Kỳ vào cuối năm 2012, với đội ngũ thiết kế trên 200 người có thể tự thiết kế mẫu, tìm nguyên liệu sản xuất, chào bán sỉ sản phẩm dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ.

 

Ông Đậu Trí Dũng - Phó giám đốc phụ trách Ban Phát triển sản phẩm và Tài trợ thương mại - BIDV cho biết: Với ngành dệt may, BIDV đã thiết kế gói sản phẩm Tài trợ DN dệt may, lấy cho vay đầu tư dự án và vốn lưu động làm sản phẩm gốc, tạo điều kiện mở rộng cung cấp giải pháp tài chính toàn diện không chỉ cho DN mà cho cả người lao động và các đối tác phân phối của DN… Giới hạn của các khoản vay ngắn hạn là trong vòng 6 tháng. Riêng với tài trợ dự án, BIDV sẵn sàng cho vay tối đa 10 năm đối với các dự án sản xuất sợi và tối đa 7 năm cho các dự án còn lại.

 

Theo: Vietstock.vn

 

Các tin tức khác